
Tại sao Philippin là thị trường "hốt bạc" khi kinh doanh online
Với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, sự phát triển của các sàn thương mại điện tử trên toàn thế giới cũng như Việt Nam đã ngày càng mở rộng, gạt bỏ đi nhiều rào cản về không gian và thời gian. Các hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới từ đó cũng trở thành sự lựa chọn nổi bật, thu hút sự tham gia của nhiều nhà đầu tư và khởi nghiệp. Một trong những thị trường tiềm năng, đang trên đà phát triển và giảm thiểu được cạnh tranh ngay trong khu vực Đông Nam Á được nhiều người quan tâm, đó chính là Philippines. Vậy tại sao nhiều nhà đầu tư lại quyết định mở rộng kinh doanh online sang thị trường này? Có những điểm nổi bật và hạn chế nào, cùng Mspeedy tìm hiểu ngay sau đây!
Thị trường mua sắm online tại Philippines
Thị trường mua sắm online tại Philippin đang phát triển rất nhanh và tiềm năng. Theo báo cáo của Google và Temasek, giá trị thị trường thương mại điện tử tại Đông Nam Á sẽ đạt 100 tỷ USD vào năm 2025, trong đó Philippin sẽ chiếm một phần không nhỏ, với chỉ số tăng trưởng ngành 16%, tuy chỉ đứng thứ 6 trong khu vực nhưng vẫn cao hơn mức tăng trưởng trung bình toàn cầu là 13%.

Một số đặc điểm của thị trường mua sắm online tại Philippines
- Số lượng người dùng internet tăng nhanh: Hiện nay, khoảng 67 triệu người dân tại Philippin sử dụng internet, tương đương với 60% dân số. Trong đó, hơn 90% sử dụng internet thông qua điện thoại di động, đây cũng là phương tiện chính để tiếp cận với thị trường mua sắm online.
- Tăng trưởng đáng kể của thị trường mua sắm online: Thị trường mua sắm online tại Philippin đã tăng trưởng mạnh mẽ trong vài năm qua, với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm ước tính khoảng 20%. Những sản phẩm phổ biến bán chạy trên các nền tảng mua sắm online bao gồm thời trang, đồ gia dụng và thiết bị di động.
- Tính cạnh tranh giữa các nền tảng mua sắm online: Thị trường mua sắm online tại Philippin hiện đang có sự cạnh tranh rất lớn giữa các nền tảng như Lazada, Shopee, Zalora, và một số nền tảng khác. Các nền tảng này cạnh tranh nhau để giành được số lượng người dùng cao nhất thông qua các chương trình khuyến mãi và dịch vụ tốt hơn. Chính vì vậy khi thâm nhập thị trường, các nhà đầu tư có thể lựa chọn các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Insta hoặc xây dựng website để giảm thiểu cạnh tranh tốt hơn.
- Vấn đề vận chuyển và thanh toán: Tuy nhiên, vấn đề vận chuyển và thanh toán vẫn là một thách thức lớn đối với thị trường mua sắm online tại Philippin khi lượng người sử dụng hình thức thanh toán online là rất ít, chỉ 1,9% dân số nước này có thẻ tín dụng và 9,9% từng mua hàng và thanh toán hóa đơn trực tuyến. Do đó, các nền tảng mua sắm online đang triển khai hình thức ship COD (thanh toán khi nhận hàng) vẫn dễ tiếp cận số đông hơn.
- Tiềm năng phát triển trong tương lai: Thị trường mua sắm online tại Philippin vẫn còn rất trẻ và tiềm năng để nhiều nhà đầu tư nghiên cứu mở rộng quy mô kinh doanh của mình khi số lượng người dân sử dụng internet ngày càng tăng và việc tăng cường của các hình thức vận chuyển và kho bãi sẽ giúp tương tác với thị trường dễ dàng hơn.

Thử thách khi kinh doanh online tại Philippin
- Thói quen thanh toán: Như đã nhắc ở trên, đa số khách hàng tại Philippin vẫn có thói quen thanh toán tiền mặt. Đây là một điều lo ngại lớn đối với người bán nước ngoài về thời gian nhận tiền và tỷ lệ hoàn trả đơn hàng cao. Do đó, các nền tảng mua sắm online đang tìm cách giải quyết vấn đề này bằng cách cung cấp các dịch vụ vận chuyển và thanh toán tiện lợi và an toàn hơn. Bên cạnh đó, sự khuyến khích người dân đăng ký thẻ ngân hàng từ chính phủ và sự tích hợp với các ví điện tử sẽ dần cải thiện được vấn đề này.
- Tốc độ Internet: Internet ở Philippines có kết nối chậm nhất và đắt nhất ở khu vực Đông Nam Á, khiến cho việc truy cập và tải xuống thông tin trên mạng chậm chạp và gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, các công nghệ mới như 5G đến với người dùng cũng còn đang ở giai đoạn đầu do đó các thương hiệu phải thực sự chú ý đến việc tối ưu hóa website để đảm bảo trải nghiệm mua hàng thuận lợi tới người mua.
- Quy trình hậu cần: Philippin là quốc gia có nhiều đảo và cơ sở hạ tầng vẫn là vấn đề của nhiều khu vực, đặc biệt là vùng ngoại ô. Vì vậy, hậu cần vận chuyển là một thách thức đối với các hãng giao hàng chặng cuối của Philippines. Thời gian giao hàng dao động từ 1 đến 2 ngày tại khu vực thành thị và có thể lên tới 1 tuần đối với các vùng ngoại ô, ảnh hưởng đến trải nghiệm của người mua hàng.
Chính vì vậy, để chuẩn bị tốt cho quá trình mở rộng thị trường kinh doanh và tập trung hơn vào việc bán hàng thì các đơn vị có thể thuê các dịch vụ hậu cần outsource để giải quyết các vấn đề phân bổ nguồn hàng tại các kho thuận tiện trên Philippin, đảm bảo quy trình vận chuyển thuận tiện để phục vụ thị trường mới tốt hơn cũng như tiết kiệm thời gian và chi phí vận hành riêng.
>> Khám phá: Mở rộng thị trường kinh doanh Đông Nam Á đầy tiềm năng với dịch vụ Fulfillment từ A-Z

MSpeedy – Giải pháp Fulfillment toàn diện cho doanh nghiệp
Hotline: 0766.888.698
Email: bd@mspeedyfulfillment.com
Địa chỉ: Zone A TechnoPark, Vinhomes Ocean Park, Đa Tốn, Gia Lâm, Hà Nội
Kho vận: 4716 C, Dr.A Santos Ave, San Isidro, Sucat, Parañaque City, Philippines.